08
06-2021
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VỮNG VÀNG ĐỐI MẶT ĐẠI DỊCH COVID-19 

Có thể nói năm 2020 là “cơn ác mộng” của nền kinh tế toàn thế giới dưới sự càn quét của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, diễn biến thực tế năm qua cho thấy, kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản thời Covid-19 nói riêng vẫn đạt được những thành tựu đáng nể. 

Thị trường bất động sản thời Covid-19 vững vàng

Cùng với sự tăng trưởng của toàn nền kinh tế, bất động sản cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực

Mặc dù thị trường vẫn tồn tại các khó khăn khi vướng mắc về mặt pháp lý chưa được giải quyết, song nguồn cung sản phẩm tiếp tục khan hiếm khiến giá BĐS không giảm mà thậm chí BĐS còn tăng trưởng ngay cả khi giao dịch ảm đạm.

Kịch bản lạc quan của thị trường bất động sản thời Covid-19

Các chỉ số của thị trường bất động sản đang được dự báo sẽ dịch chuyển theo một chiều hướng tích cực đúng với kịch bản ban đầu mà giới phân tích đưa ra vào hồi đầu năm 2021.

Sức "đề kháng" của thị trường bất động sản thời Covid-19

Sức ‘đề kháng’ đầy mạnh mẽ của thị trường bất động sản thời Covid-19

Dù bị tác động mạnh mẽ từ dịch Covid-19 nhưng trên thực tế, giá nhà đất nói chung và BĐS cao cấp không hề giảm mà mà thậm chí BĐS còn có sự tăng trưởng nhẹ. Thị trường không hề có đáy như nhiều người lầm tưởng.

Theo các chuyên gia trên lĩnh vực tài chính, các dòng vốn đầu tư bất động sản năm 2021 được mở rộng hơn với việc thực thi các quy định mới được ban hành trong năm 2020. Bên cạnh đó, lãi suất thấp nhất trong 15 năm qua là cơ hội tốt cho các hộ gia đình thuận lợi hơn trong việc mua nhà hay đầu tư.

“Nhu cầu đối với BĐS thương mại không bị ảnh hưởng bởi virus Corona vì hoạt động mua nhà chung cư dựa trên nhu cầu và kế hoạch để sinh sống trong dài hạn, không liên quan đến sự kiện như bệnh dịch”, công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam nhận định.

Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết mặc dù đại dịch Covid-19 gây ra những khó khăn tạm thời cho các doanh nghiệp, tuy nhiên BĐS công nghiệp nói chung vẫn thu hút khách thuê, giá thuê BĐS công nghiệp tăng khoảng 9% so với cùng kỳ năm trước.

“Mặc dù còn có một số khó khăn, nhưng thị trường bất động sản thời Covid-19 vẫn có nhiều cơ hội hồi phục và phát triển, giá vẫn tiếp tục tăng, được thể hiện ở các yếu tố như nhu cầu về các loại BĐS nhà ở, cơ sở sản xuất kinh doanh, trong các khu công nghiệp, BĐS du lịch nghỉ dưỡng… vẫn còn lớn”, báo cáo của Bộ Xây dựng nêu rõ.

Đáng chú ý, thống kê từ một sàn BĐS lớn cho thấy, Covid đang khiến khách hàng có xu hướng quan tâm nhiều đến phân khúc nhà ở cao cấp, nơi có môi trường sống tiện nghi và an toàn hơn.

Điều này bắt nguồn từ thực tế cuộc sống “cách ly xã hội” của cư dân các khu đô thị lớn có đầy đủ tiện ích như siêu thị, bệnh viện, trường học, sân thể thao, khu công viên, vui chơi giải trí…, giúp cư dân sống khá thoải mái và yên tâm khi thực hiện chế độ “không ra đường”.

“Năm 2021 với những tín hiệu, xu hướng hết sức tích cực của thị trường và toàn nền kinh tế, có thể nói thị trường bất động sản thời Covid-19 đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất, để từng bước đứng vững, phục hồi.

Sự thay đổi về luật sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào thị trường BĐS phân khúc nhà vừa túi tiền, trung cấp, giá cả hơp lý”, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh nhận định.

Xem thêm: Bất động sản công nghiệp “miễn dịch” với Covid-19

Triển vọng nâng đỡ thị trường bất động sản thời Covid-19

Mặc dù dịch COVID-19 đang ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó có thị trường bất động sản. Tuy nhiên, nhiều nghị định, nghị quyết của Chính phủ được ban hành đang có tác động tích cực rất lớn đến thị trường này.

Triển vọng thị trường bất động sản thời Covid-19

Lực đỡ tăng trưởng bền vững cho thị trường bất động sản thời Covid-19

Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt thông qua nhiều nghị quyết, chỉ thị; đồng thời các bộ, ngành, địa phương đã chủ động có nhiều giải pháp hợp lý, sử dụng hiệu quả các công cụ điều tiết chính như: Tín dụng, thuế, đất đai, quy hoạch… nên thị trường bất động sản không rơi vào trạng thái “đóng băng”.

Đặc biệt, các vấn đề về thuế cho các doanh nghiệp đầu tư vào bất động sản (BĐS), các chính sách tín dụng, giải ngân có những thay đổi đáng chú ý, nổi bật là cam kết giải ngân đến 157 nghìn tỷ trong bốn tháng. Theo các chuyên gia, 2021 là một trong những năm tín dụng rất hào phóng cho thị trường BĐS.

Về đầu tư công, những chính sách tích cực để giải ngân cho các dự án cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh để làm sao vừa thúc đẩy nền kinh tế, vừa hoàn thành kế hoạch đầu tư công.

Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu, trong đó đã tháo gỡ được điểm nghẽn lâu nay của các dự án bất động sản về thủ tục giao đất cho nhà đầu tư trúng đấu thầu dự án bất động sản.

Ngoài ra, Bộ Tài chính và Chính phủ đang xem xét gia hạn hiệu lực của Nghị định 41/2020/NĐ-CP trong năm 2021 để hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân vượt qua khó khăn, duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm ứng phó với tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19.

Phát biểu tại tọa đàm “Triển vọng thị trường bất động sản 2021”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Kim Chung –  Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương CIEM cho biết: “Rõ ràng, với tình hình thực tế, Việt Nam vẫn là quốc gia hết sức thuận lợi trong mọi mặt. Việc thực hiện chính sách thay đổi toàn diện rất tốt cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực BĐS nói riêng. Trong đó, BĐS rất thuận lợi bởi 2021 là năm đầu của kế hoạch. Việc phê duyệt hàng loạt dự án hạ tầng có tính chất thúc đẩy vô cùng lớn đối với BĐS”. 

 “Liều vắc xin” quan trọng giúp thị trường bất động sản thời Covid-19 có thể duy trì “thể trạng” ổn định trong khi nhiều lĩnh vực tê liệt vì đại dịch, đó là tính an toàn, bền vững và khả năng sinh lời tốt của BĐS với tư cách là một kênh đầu tư an toàn trong mùa dịch. Giai đoạn kinh tế khó khăn do dịch bệnh hiện nay cũng là thời điểm để các nhà đầu tư BĐS có kinh nghiệm, có tầm nhìn lao vào kiếm cơ hội từ việc “bắt đáy” thị trường và tận hưởng các ưu đãi kích cầu của chủ đầu tư.

Nguồn: Tổng hợp

Biên tập viên Hưng Vượng Holdings

0/5 (0 Reviews)